Lamborghini Huracán LP 610-4 t
PHAN TICH BAI THO"DAY THON VI DA"
ĐÂY THÔN VĨ DẠ Hàn Mặc Tử (1912-1940) là một nhà thơ có sức sáng tạo mạnh mẽ nhất trong phong trào thơ mới. Ông để lại cho văn học Việt Nam nhiều tác phẩm có giá trị như:”Gái quê , Thơ điên ,Chơi giữa mùa trăng’…Đặc sắc và gây xúc động nhất là bài “Đây thôn vĩ dạ” được trích trong tập ‘Thơ điên”. Bài thơ là bức tranh tuyệt đẹp về miền quê đất nước và là tiếng lòng của 1 con người tha thiết yêu đời,yêu người. “Sao anh không về chơi thôn vĩ ….. Ai biết tình ai có đậm đà” Mở đầu bài thơ là lời trách móc nhẹ nhàng: “Sao anh không về chơi thôn vĩ” Một câu hỏi của cô gái Thôn Vĩ chan chứa yêu thươg mong đợi.Câu thơ vừa là lời trách móc vừa là lời mời gọi thiết tha. Thôn Vĩ đã hiện ra với một khung cãnh thiên nhiên tươi đẹp và thơ mộng. ‘Nhìn nắng hàng ……………… ………………..mặt chữ điền” ‘Nắng mới’ là nắng sớm bắt đầu của một ngày và là nắng của mùa xuân, rực rỡ,nồng nàn. Những tia nắng đầu tiên ấy chiếu rọi vào những vườn cau, làm cho hạt sương đêm đọng lại sáng lên lấp lánh như những viên ngọc màu xanh biếc. ‘Vườn ai mướt wá xanh như ngọc’ Đến câu thơ này một khoảng xanh của vườn tược hiện ra. Màu “xanh như ngọc” tạo nên một vẻ đẹp lấp lánh, trong trẻo làm cho vườn cây tươi sáng lên.Ở đó ta bắt gặp hình ảnh những chiếc lá trúc thanh mảnh, mơ màng đang che ngang gương mặt chữ điền.”Mặt chữ điền”tượng trưng cho khuôn mặt đẹp dịu hiền và thanh cao của con người xứ Huế. Những câu thơ tiếp theo, tác giả chuyển sang tã cảnh sông, với nỗi nhớ mong da diết:” “Gíó theo lối gió……………… ……………về kịp tối nay” Hình ảnh”gió”và”mây”gợi buồn vì nó trôi nổi lang thang.Ở đây,tác giả miêu tả “gió theo lối gió mây đường mây”càng tô đậm thêm nỗi buồn về sự chia li,cách biệt.Câu thơ đã để lại cho chúng ta niềm phảng phất u buồn. Lúc này giọng thơ không còn tươi vui nữa mà trở nên chậm rãi, u uất hơn: “Dòng nước buồn hiu hoa bắp lay” Với một tâm hồn mãnh liệt như HMT thì dòng sông trôi nổi lững lờ kia chỉ là một “dòng nước buồn hiu mà thôi”. Hình ảnh “hoa bắp lay” hiện ra như một màu xám ảm đạm tẻ nhạt như màu khói.Dòng nước trôi êm đềm quá gợi đến những bến bờ xa vắng, những cành bèo trôi dạt lênh đênh như những kiếp người. Ý thơ thật buồn được nối tiếp trong hai câu thơ: “Thuyền ai đậu………………… ……………….kịp tối nay” Vần trăng trở nên thân thuộc và dường như đó cũng là của riêg HMT. Cảnh vật thiên nhiên ngập tràn ánh trăng và trở nên thơ mộng quá! Tác giã đã gửi gắm một tình yêu khát khao,nỗi mong nhớ vào con thuyền trăng,dòng sông trăng. Nhưng dường như con thuyền không kịp chở trăng về cho người trên bến đợi?Câu thơ cho thấy rõ nỗi niềm trống trải và hơn hết là khát khao chạy đua cùng thời gian của thi nhân Thế nhưng lúc ấy ông vẫn tiếp tục mơ: “Mơ khách đường xa…………… ……………………..có đậm đà” Màu áo trắng là màu áo cũa Vĩ Dạ mà cũng là màu của sự trong trắng thanh khiết, cao quý của người xứ Huế mà tác giả cảm nhận được Phải chăng giữa giai nhân áo trắng ấy và thi nhân vẫn còn là khoảng cách khiến thi nhân không khỏi nghi ngờ: “Ở đây sương……………… ……………….đậm đà” Câu thơ tả một cảnh Huế đầy sương khói. Phải chăng, trong màn sương khói ấy nhạt nhòa ấy, con người và tình người đang dần mờ đi “ áo em trắng quá nhìn không ra”? Ở đây, tác giả không tả cảnh mà tả tâm trạng mình. Dường như, trong tâm tưởng của nhà thơ, tất cả đều trở nên nhạt nhòa mờ ảo. “Ai biết tình ai có đậm đà” Đại từ phiếm chỉ “ai” như một lời khẳng định về một tình yêu tha thiết của thi nhân giành cho thiên nhiên và con người xứ Huế. Ở nơi xa đó, ai có biết tình ai đậm đà? Bài thơ đã khép lại nhưng mở ra biết bao thổn thức trong lòng người đọc. “Đây thôn vĩ dạ” là một bức tranh đẹp về cảnh người xứ Huế qua tâm hồn trong sáng, giàu xúc cảm của tác giả. Bằng tình yêu của một con người bất hạnh, HMT đã lay động lòng người đọc suốt bao năm tháng. Bài thơ là tiếng lòng về tình yêu quê hương đất nước trong sáng, giản dị của nhà thơ. Read more: http://thptdaimo.cc/f/baiviet/1371-Phan-tich-bai-tho-Day-thon-vi-da-quot.daimo?s=ec84d66c3dc318832e872d09479be347#ixzz1KiRdLwqc